Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Công ty TNHH XNK Dụng Cụ Ngũ Kim Yetits


HotLine: 0913 235 188 
Địa chỉ: Ngõ 230 - Lạc Trung - Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội  
Website: Dalushantools.com
Email: ngocton33@gmail.com

Tìm hiểu về máy đột lỗ thủy lực.

Máy đột lỗ thủy lực là thiết bị được sử dụng để tạo lỗ (lỗ tròn, lỗ ovan, lỗ vuông) trên tấm kim loại (vật liệu sắt, thép..)
có độ cứng nhất định. Đặc biệt phù hợp với đột lỗ trên thép dầm, cây V, thép tấm...Máy đột lỗ thủy lực với ưu điểm
nổi bật là thời gian tạo lỗ nhanh hơn rất nhiều so với các loại máy khác như máy khoan bàn, máy khoan cần hay máy khoan từ.
Một thiết bị đột thủy lực hoàn chỉnh, bao gồm Đầu đột thủy lực và Bơm thủy lực chạy bằng điện. Khi khách hàng có nhu cầu đột thì cần phải lựa chọn trước 1 đầu đột có các thông số kĩ thuật như: Đường kính khuôn đột, Lực đột, Họng sâu... phù hợp với nhu cầu của mình. Sau đó khách hàng cần chọn thêm một loại bơm thủy lực có công suất đủ lớn để kết hợp cùng đầu đột. Lưu ý Bơm điện có công suất đủ mạnh để kết hợp với đầu đột
Máy đột lỗ thủy lực CH-100 hay Đầu đột lỗ thủy lực Ch-100 có lực đột đạt đến 100 tấn, Chiều sâu họng đột 130mm, bản dày 20mm .
Bao gồm có 4 bộ khuôn đột đi kèm: Φ22, Φ25, Φ28, Φ32. Ngoài các khuôn đột tiêu chuẩn ra chúng tôi có cung cấp thêm các khuôn đột nhỏ hơn hay lớn hơn
theo nhu cầu. Tuyệt đối không dùng máy đột lỗ thủy lực CH-80 để đột những tấm đồng hay thép quá dày hơn mức cho phép dẫn đến gãy khuôn đột.
Máy đột lỗ thủy lực có trọng lượng khá nặng khoảng 125 kg, và cần kết hợp với bơm điện thủy lực nên thích hợp để tại chỗ.
Máy đột lỗ thủy lưc CH-100 với đầy đủ các bộ khuôn đột đi kèm theo, được đóng gói bằng thùng gỗ, bảo vệ sản phẩm tối đa.
Với kinh nghiệm, uy tín hơn 10 năm hoạt động trong ngành thủy lực. Chúng tôi tự tin với sản phẩm của mình có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng
với giá thành tương ứng với chất lượng.

Máy đột lỗ thủy lực Dalushantools

















Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

1. Thủy lực là gì?

Thủy lực là môn khoa học về sự chuyển động và vận chuyển lực của chất lỏng trong môi trường bị giới hạn. Trong môi trường thủy lực, năng lượng được truyền tải bằng lực đẩy lên chất lỏng.

Thủy lực là gì – Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực

2. Nguyên lý cơ bản của thủy lực

– Trong hệ thống thủy lực dầu là môi chất để truyền lực và bôi trơn các bề mặt tiếp xúc, dầu thủy lực được luân chuyển trong một hệ tuần hoàn kín nhờ bơm dầu và các cơ cấu điều khiển.




Nguyên lý hoạt động của một máy thủy lực cơ bản
– Động cơ điện hoặc diesel làm quay bơm dầu, bơm dầu hút dầu thủy lực trong két dầu và chuyển đến các cơ cấu trong hệ thủy lực. Áp suất dầu được khống chế bởi van an toàn hệ thống. Dầu thủy lực được đưa đến các cơ cấu điều khiển sau đó tiếp tục được đưa đến các cơ cấu chấp hành nhớ vào lưu lượng và áp suất do bơm thủy lực sinh ra để tạo ra chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến của cơ cấu chấp hành. Sau khi truyền năng lượng xong dầu thủy lực được đưa quay trở lại két dầu thủy lực.

3. Các đại lượng cơ bản của thủy lực

– Lưu lượng:

  • Là lượng dầu được vận chuyển thông qua bơm dầu trong một thời gian nhất định
  • Lưu lượng dầu là đại lượng quyết định tốc độ làm việc của cơ cấu chấp hành
  • Các đơn vị để đo lưu lượng cơ bản: CC/vòng; in3/vòng; lít/phút…………

–  Áp suất:

  • Áp suất là lực tác dụng của chất lỏng ( dầu thủy lực) lên thành của đường ống dẫn hoặc bề mặt tác dụng của cơ cấu chấp hành khi lưu lượng dầu bị chặn lại tại một điểm trên đường ống hoặc tại mặt tác dụng của cơ cấu chấp hành.
  • Áp suất là đại lượng quyết định lực tác dụng của cơ cấu chấp hành lờn tải
  • Các đơn vị đo áp suất cơ bản: PSI; Bar; Mpa; Kg/cm2……

4. Các ưu, nhược điểm của hệ thống thủy lực


Ưu điểm

  • Truyền động được công suất cao và lực lớn, (nhờ các cơ cấu tương đối đơn giản, hoạt động với độ tin cậy cao nhưng đòi hỏi ít về chăm sóc, bảo dưỡng).
  • Điều chỉnh được vận tốc và vô cấp, đảo chiều dễ dàng, (dễ thực hiện tự động hoá theo điều kiện làm việc hay theo chương trình có sẵn).
  • Mô men khởi động lớn
  • Kết cấu gọn nhẹ, vị trí của các phần tử dẫn và bị dẫn không lệ thuộc nhau.
  • Có khả năng giảm khối lượng và kích thước nhờ chọn áp suất thủy lực cao.
  • Nhờ quán tính nhỏ của bơm và động cơ thủy lực, nhờ tính chịu nén của dầu nên có thể sử dụng ở vận tốc cao mà không sợ bị va đập mạnh (như trong cơ khí và điện).
  • Dễ biến đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của cơ cấu chấp hành.
  • Dễ đề phòng quá tải nhờ van an toàn.
  • Dễ theo dõi và quan sát bằng áp kế, kể cả các hệ phức tạp, nhiều mạch.
  • Tự động hóa đơn giản, kể cả cỏc thiết bị phức tạp bằng cách dựng các phần tử tiêu chuẩn hóa

 Nhược điểm

  • Ma sát trong đường ống dẫn và rò rỉ bên trong các phần tử, làm giảm hiệu suất và hạn chế phạm vi sử dụng.
  • Khó giữ được vận tốc không đổi khi phụ tải thay đổi do tính nén được của chất lỏng và tính đàn hồi của đường ống dẫn.
  • Khi mới khởi động, nhiệt độ của hệ thống chưa ổn định, vận tốc làm việc thay đổi do độ nhớt của chất lỏng thay đổi